Tại Sao Chuỗi Cung Ứng Hiện Đại và Tương Hỗ Phải vận hành dựa Trên Dữ Liệu
qua Coats Digital
Các thương hiệu từ lâu đã chấp nhận những hạn chế nghiêm trọng về tầm nhìn trong mua sắm và sản xuất. Năm vừa qua là thời điểm mạnh mẽ nhất cho đến nay về việc phá bỏ những rào cản đó – để các thương hiệu và nhà cung cấp cùng có lợi.
Phần lớn chuỗi cung ứng quần áo và giày dép chỉ được kết nối trên danh nghĩa. Đối với mọi tổ chức có quan hệ chặt chẽ với các nhà máy, xí nghiệp và nhà cung cấp của mình, có rất nhiều tổ chức chỉ hoạt động trong khả năng hạn chế hoặc với tầm nhìn hạn chế về bản chất thực sự của các quy trình sản xuất và thu mua của họ.
Nhưng năm vừa qua có lẽ đã cung cấp những minh chứng rõ ràng nhất cho đến nay về nhu cầu kết nối và cộng tác giữa thương hiệu và nhà cung cấp đã trở thành quy định, chứ không phải là ngoại lệ.
Gần đây nhất, lệnh cấm nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với các sản phẩm vải bông tổng hợp từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc đã tạo ra yêu cầu đột ngột về dữ liệu xuất xứ nguyên liệu chi tiết mà các thương hiệu có chuỗi cung ứng mất kết nối khó tiếp cận các dữ liệu này. Trong làn sóng COVID đầu tiên, sự cố thông tin liên lạc đã gây ra gián đoạn chuỗi cung ứng trên quy mô lịch sử (một cuộc khảo sát gần đây của Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh cho thấy rằng 99% hoạt động mua sắm và sản xuất đã bị ảnh hưởng). Và khi tình hình đại dịch gần đây bắt đầu ổn định ở nhiều thị trường tiêu thụ và tăng tốc đơn đặt hàng, các thương hiệu và nhà cung cấp phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu về công suất – với việc tắc nghẽn khâu vận tải hậu cần làm gia tăng thời gian chờ đợi từ hàng tuần thành hàng tháng.
Trong khi các sự kiện khuyến khích cho những gián đoạn được đề cập trong tiêu đề này là mới, nhưng những thách thức mà chúng phải đối mặt thì không. Đáng kinh ngạc là 98% chuỗi cung ứng trong các ngành công nghiệp đang đối mặt với các vấn đề về hiệu quả hoạt động ngày nay, nhưng hơn 50% của tất cả các chuỗi cung ứng đã trải qua sự gián đoạn vào năm trước đại dịch và vào đầu năm 2020 – điều này có vẻ như xa cách nhau rất lâu cho đến hôm nay – các cú sốc về chuỗi cung ứng phi kinh tế đã và đang gia tăng.
Đây có thể là những thách thức toàn cầu – không cụ thể đối với thời trang – nhưng bản chất xa vời của mối quan hệ giữa các thương hiệu may mặc và giày dép với các nhà cung cấp của họ khiến ngành này đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động của chúng. Điều này không chỉ tạo ra động lực rõ ràng cho sự thay đổi mà còn tạo ra tiềm năng cho những kết quả mang tính cách mạng nếu sự thay đổi đó được duy trì.
Khai thác chuỗi cung ứng thời trang
Khi các ngành công nhiệp khác sản xuất càng bám sát với nhu cầu càng tốt với mối quan hệ cộng sinh giữa thiết kế và sản xuất, hầu hết các phân khúc của lĩnh vực thời trang tiếp tục hoạt động theo mô hình sản xuất hàng loạt, thiết kế số lượng lớn sản phẩm để đáp ứng nhu cầu dự đoán của người tiêu dùng, sau đó chuyển chúng cho các đối tác sản xuất để phân phối.
Sau thời điểm bàn giao đó, khi một kiểu dáng hoặc bộ sưu tập được coi là hoàn chỉnh về mặt sáng tạo và nó trở thành đơn đặt hàng để sản xuất, thương hiệu chấp nhận đơn đặt hàng đó và miễn cưỡng chấp nhận rằng mức độ hiển thị tốt nhất sẽ là chấp vá tạm thời cho đến khi quá trình sản xuất hoàn tất và mã hàng SKU được nhập vào mạng lưới phân phối.
Đối lập với điều này là với một ngành công nghiệp như ô tô, ngành sản xuất này gần như mọi thông tin được thể hiện rất rõ ràng, trong đó các thông số kỹ thuật trực tiếp cung cấp cho nhà máy sản xuất và ngành sản xuất này cũng kiểm soát chất lượng liên tục và sản xuất trực tiếp được liên tục cập nhật các tiêu chuẩn, trong khi đó các nhà máy, xưởng, và nhà cung cấp thành viên của ngành thời trang bắt đầu giống các hố đen mù mờ.
“Các thương hiệu đã được đầu tư rất nhiều thời gian và nỗ lực vào việc cải thiện tầm nhìn nội bộ, thống nhất mọi phần của quá trình thiết kế và phát triển với một nền tảng duy nhất, nhưng sau đó họ chấp nhận rất ít hoặc không có cái nhìn sâu sắc về những gì xảy ra trong quá trình sản xuất và chỉ có thể xác định các vấn đề ở thời điểm QC”
Rakhil Hirdaramani,
“Điều này giống như việc giải quyết việc khám nghiệm tử thi khi sự can thiệp sớm hơn có thể giữ cho bệnh nhân sống sót.”
Giám đốc sản xuất tiên phong của Hirdaramani Group
Nhưng bản thân các nhà máy không phải là nguồn duy nhất của sự mất kết nối này. Việc chuyển hướng sang sản xuất ra nước ngoài (ngay cả với những động thái gần đây tập trung quay trở lại thị trường nội địa / các quốc gia gần về mặt địa lý), đã khiến nhiều thương hiệu không hiểu rõ về hoạt động của nhà máy – hoặc không hiểu rõ về ảnh hưởng của các quyết định thiết kế và phát triển sản phẩm đối với họ. Và sự thiếu hiểu biết lẫn nhau này đã dẫn đến một tình huống trong đó các nhà sản xuất được ký hợp đồng với nhiều thương hiệu, mỗi thương hiệu thiết kế và phát triển khác nhau, với đầu ra khác nhau không được gắn với tiêu chuẩn hoặc khả thi trong sản xuất, vì vậy nhà máy mặc định sử dụng phương pháp của riêng họ – các phương pháp này thường không thể tiếp cận việc tái thiết kế và tạo lại các cụm chi tiết, rập mẫu để có thể sản xuất được bằng máy móc và kỹ năng mà họ đang có trong tay.
Tầm nhìn tối tăm này trong sản xuất còn trở nên tồi tệ hơn bởi sự không đồng nhất của chuỗi cung ứng hàng may mặc theo chuẩn mực bình thường. Từ thợ thủ công nhỏ đến nhà cung cấp vật liệu chuyên nghiệp, và từ các cơ sở sản xuất công nghệ tiên tiến đến các nhà cung cấp phụ kiện cấp thấp hơn: mức độ trách nhiệm, tầm nhìn và kết nối kỹ thuật số từ thiết kế đến sản xuất đều khác nhau đáng kể.
Bất chấp bản chất khác nhau của từng mạng lưới tìm nguồn cung ứng riêng lẻ, các chuỗi cung ứng thời trang phần lớn được tạo thành từ việc cả hai bên cùng làm việc để cải tiến, giải thích, và đổi mới một cách riêng lẻ, và sau đó cố gắng thương lượng để cùng đáp ứng các yêu cầu giữa hai bên. Và những tác động tiêu cực của những sự mất kết nối này cũng rõ ràng tương tự: việc sử dụng vải, thường chiếm khoảng 60% giá thành sản phẩm rất khó định lượng; chất lượng, độ chính xác của màu sắc, độ vừa vặn và các KPI khác chỉ có thể được đo lường lúc quá muộn để có thể thay đổi chúng; và chi phí lao động bền vững và thực tế liên quan đến việc sản xuất hàng may mặc về cơ bản là vô hình.
Tất cả những khoảng cách về tầm nhìn này đều có kết quả đầu ra để đo lường hiệu suất và lợi nhuận của một thương hiệu hoặc nhà bán lẻ và tất cả đều khó – nếu không muốn nói là không thể – để kiểm soát, bởi vì không ai trong số chúng có thể được giám sát trực tiếp cho đến khi cơ hội để tác động đến chúng đã trôi qua. Cuối cùng, điều này có thể dẫn đến khủng hoảng về danh tiếng thương hiệu. Theo nghĩa thông thường hơn, nó dẫn đến sự kém hiệu quả đặc trưng – cũng như làm suy giảm khả năng thiết kế của thương hiệu để đạt được giá trị / chi phí, hoặc giúp thiết lập và thực thi các tiêu chuẩn ngành để sản xuất bền vững.
Và sự kém hiệu quả này không phải một sớm một chiều: không có lộ trình rõ ràng để lập kế hoạch chuỗi cung ứng và phân bố dự báo cũng như đơn đặt hàng dựa trên khả năng của nhà máy, công suất và nguồn nguyên liệu sẵn có, và cũng như không có kênh hợp tác để chia sẻ cập nhật thời gian thực, khả năng hiển thị bị hạn chế và cuối cùng là các nhà máy có thể dễ dàng vận hành dưới mức mong đợi về chất lượng và tốc độ, với rủi ro bổ sung là ảnh hưởng đến các tiêu chuẩn đạo đức và môi trường.
Lợi ích của khả năng hiển thị tốt hơn
Vấn đề này tuy phức tạp như vậy nhưng giải pháp tương đối đơn giản: các thương hiệu và các đối tác trong chuỗi cung ứng của họ nên hợp tác trong việc thiết kế và phát triển, lập kế hoạch cho giá trị và sản xuất bền vững bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn công nghiệp, sau đó nắm bắt dữ liệu từ nhà máy, tại các máy móc và vận hành khi bắt đầu sản xuất. Và khi điều đó tiến hành, cả hai bên sau đó có thể sử dụng bộ dữ liệu đó để cải thiện hiệu suất chuỗi cung ứng từ đầu đến cuối. Thay vì thay đổi ‘nhanh chóng’ vào phút cuối tốn kém và chờ đợi quá trình sản xuất hoàn tất, cả hai bên có thể tận hưởng lợi ích của quy trình sản xuất trơn tru hơn với khả năng hiển thị thời gian thực được chia sẻ.
Đối với các thương hiệu, những loại phân tích thời gian gần đây có thể nắm giữ chìa khóa để quản lý rủi ro ngắn hạn và hoạch định các chiến lược sản xuất cũng như tìm nguồn cung ứng trong tương lai. Hàng ngày có thể xác định được sự thiếu hụt về công suất hoặc sản xuất – và định tuyến lại đơn đặt hàng – và thay vì phát hiện ra rằng một nhà máy cụ thể bị quá tải ở mốc thời gian sau đó khi thời hạn hoặc tiêu chuẩn chất lượng không được đáp ứng, các hạn chế và sai lệch có thể được xác định khi chúng xảy ra.
“Tự động hóa và số hóa các quy trình quan trọng của doanh nghiệp để thúc đẩy khả năng hiển thị trong thời gian thực đang nhanh chóng trở thành điều kiện tiên quyết cho một chuỗi cung ứng thời trang đầu cuối bền vững và tối ưu hóa.”
Gary Thompson,
“Với sự phát triển của các mô hình kinh doanh theo yêu cầu, việc lập kế hoạch và thực hiện sản xuất nhanh chóng, hiệu quả, với thông tin chi tiết về dữ liệu khu vực sản xuất được chia sẻ tức thì là rất quan trọng để cải thiện tính minh bạch, nhanh nhẹn và khả năng phục hồi, cũng như thúc đẩy cải tiến liên tục về hiệu suất lao động, lợi nhuận và tính bền vững.”
Giám đốc Cấp cao về Đối tác Chiến Lược và Liên minh của Coats Digital
Đối với một nhà sản xuất, việc tối ưu hóa và số hóa các quy trình hiện có để lập kế hoạch và thực hiện đơn đặt hàng sản xuất, với khả năng hiển thị theo thời gian thực về năng suất và hiệu quả của khu vực sản xuất là rất quan trọng, nhưng bằng cách mở những thông tin chi tiết này cho khách hàng của họ, cả hai bên có thể bắt đầu đo lường hiệu suất so với công suất đã lên kế hoạch và để phản ứng trong thời gian thực với các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài. Và bằng cách chia sẻ thông tin đó, các nhà sản xuất cũng có thể xây dựng lòng tin hơn nữa, gia tăng các đơn đặt hàng với các khách hàng chủ chốt, và thể hiện các phẩm chất bền vững quan trọng.
“Công nghệ kỹ thuật số ảo đang trở nên phổ biến trong thiết kế, phát triển và trải nghiệm sản phẩm, bởi vì chúng cho phép mọi người hiểu rõ hơn về vòng đời kỹ thuật số của sản phẩm và thử nghiệm các tình huống khác nhau, nhưng những gì chúng ta cần bây giờ là công nghệ kỹ thuật số ảo trong chuỗi cung ứng của chúng ta”, Hirdaramani kết luận.
Cũng như năm 2020 và bây giờ là năm 2021 đã chứng minh, các mối quan hệ chuỗi cung ứng truyền thống đã được thử nghiệm đến mức đột phá – và trong một số trường hợp còn tiến triển xa hơn. Và khi thế giới bắt đầu định hình lại sau đại dịch, các thương hiệu sẽ tìm cách giảm nguy cơ phụ thuộc quá mức vào sản xuất số lượng lớn truyền thống, trong khi các nhà sản xuất sẽ tìm kiếm sự liên tục trong kinh doanh và các công cụ mới cho phép họ duy trì khả năng cạnh tranh về giá mà không ảnh hưởng đến chất lượng hay khả năng bền vững.
Cả hai mục tiêu này đều có điểm chung: khả năng hiển thị được chia sẻ và khả năng tiếp cận thông tin chi tiết theo thời gian thực, cho phép ngành công nghiệp có thể phản hồi lại từ khi bắt đầu thiết kế cho đến khi vải nằm trên máy cắt và thông qua quá trình sản xuất, thay vì chờ đợi cho đến khi các thành phẩm đã được cập cảng. Trong suốt năm 2021, The Interline và Coats Digital, với thông tin đầu vào thông thường lấy từ Res.Q sẽ kiểm tra cách thức đạt được khả năng hiển thị đó và cách sử dụng nó để tạo ra một chuỗi cung ứng thời trang hiện đại, đôi bên cùng có lợi và mang tính bền vững.
Bạn muốn biết thêm các giải pháp kỹ thuật số có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của bạn như thế nào? Nói chuyện với một trong những thành viên trong nhóm của chúng tôi để khám phá các khả năng
Các thông tin hữu ích về ngành liên quan
Tất cả danh mục Blog
- Các giải pháp chuỗi cung ứng
- Điều hành phân xưởng
- Kế hoạch sản xuất
- Thiết kế & phát triển
- Tính bền vững
- Tối ưu hóa phương pháp-thời gian-chi phí
- Tối ưu hóa vải